The Precious Treasury of Pith Instructions |
|
Longchen Rabjam
1308-1364 |
|
|
Below are some of the Precious Treasure of Pith Instructions from Seven Treasuries (mDzod bdun), it is one of the foremost mastepieces of Dzogchen composed by the Omniscient Longchen Rabjam.
| |
|
Wrong Attitudes
Six attitudes are wrong and should be avoided:
It is wrong not to regard your gurus well, for their blessings will be lost.
It is wrong to perceive your spiritual companions as enemies, for this violates your samaya.
It is wrong to indulge in great self-importance, for then you are far from the path of the dharma.
It is wrong to treat spiritual instruction as a commodity, for then you are involved in an unethical livelihood.
It is wrong to regard meditation on your chosen deity as a convenient way to solve problems, for then you will lose the spiritual path.
It is wrong to think of spiritual activities as a way of pursuing wealth, for then you will lose the path to liberation.
It is thus absolutely crucial to practice without these wrong attitudes.
| 1 |
|
Các Thái Độ Sai Lầm
Có Sáu thái độ là sai lầm và cần phải tránh:
Là sai lầm, không có thái độ cung kính đối với các Chân Sư của mình, làm mất đi năng lực gia trì từ các Ngài.
Là sai lầm, coi bạn đạo cùng đồng hành (Kim Cang Hữu) với mình như kẻ thù, điều này vi phạm giới nguyện (samaya) của anh.
Là sai lầm, đắm mình trong thái độ tự cao, ngã mạn, vì thế anh đã xa rời đạo lộ giải thoát.
Là sai lầm, khi coi giáo huấn tâm linh như một món hàng, vì thế anh sống một cuộc đời vô đạo đức.
Là sai Lầm, khi coi thiền định về bổn tôn của mình đã chọn như một phương cách tiện lợi để giải quyết vấn đề, làm thế anh sẽ đánh mất con đường tâm linh.
Là sai lầm, khi nghĩ rằng các hoạt động tâm linh là phương cách để chạy theo sự giàu có, làm thế anh sẽ đánh mất con đường dẫn đến giải thoát.
Vì vậy, đây là những trọng điểm tuyệt đối mà người tu cần phải tránh.
| 1 |
|
Obscurations to Eliminate
These are six obscurations to eliminate:
Not upholding the sacred dharma, but rejecting it, is an obscuration.
Not knowing what is the influence of maras is an obscuration.
Not having devotion for your guru is an obscuration.
Not regarding your spiritual companions purely is an obscuration.
Belittling those who follow the sublime spiritual approach is an obscuration.
Committing harmful actions and deceiving others in thought, word, or deed is an obscuration.
On the path to liberation, it is essential to rid yourself of these obscurations and to practice. | 2 |
|
Các Chướng Duyên Cần Loại Bỏ
Có sáu chướng duyên để loại bỏ:
Không tiếp nhận giáo pháp thiêng liên mà lại từ bỏ nó là một chướng duyên.
Không biết những gì là ảnh hưởng của ma vương là một chướng duyên.
Không có lòng sùng mộ đối chân sư của mình là một chướng duyên.
Không giữ được tâm thanh tịnh với các bạn đạo đồng tu với mình là một chướng duyên.
Coi thường những hành giả tu theo pháp cao thâm là một chướng duyên.
Có những hành động làm tổn hại và lừa dối người khác từ trong tư tưởng đến lời nói và hành động là một chướng duyên.
Trên đường dẫn đến giác ngộ, điều thiết yết là không để vướng mắc vào các chướng duyên này và hãy hành trì.
|
2 |
|
Opportune Moments
These are six opportune moments for you as practitioners of the dharma:
When you meet an authentic guru, that is the time to cut through speculation, so ask questions about what is unclear.
When your mind encounters negative circumstances in the world, that is the time to incorporate them into your spiritual practice, so keep training.
When you receive the pith instructions of the profound oral lineages, that is the time to eliminate confusion, so apply them immediately.
When you pursue your spiritual practice with utmost diligence, that is the time that you will encounter obstacles, so watch out for maras.
When you bring your practice to consummation and attain siddhis, obstacles caused by maras may arise, so be extermely careful.
When you train in the view, focusing on the significance of the way of abiding, that is the time that errors and obscurations may manifest, so rely on your guru.
These are profound key points; keep them in mind.
| 3 |
|
Những Cơ Duyên
Có sáu cơ duyên cho hành giả thực hành giáo pháp:
Khi gặp được một chân sư, đó là lúc để cắt bỏ sự phỏng đoán, mà hãy hỏi những gì còn đang mù mờ.
Khi tâm thức đối diện với nghịch cảnh trong thế tục, đó là lúc để đem chúng vào thực hành tâm linh, vì thế hãy tiếp tục tu tập.
Khi nhận được các giáo huấn cốt tủy của của các dòng khẩu truyền cao thâm, đó là lúc để dẹp tan mê lầm, vì thế hãy lập tức ứng dụng ngay.
Khi mọi nỗ lực được dồn hết vào sự tu hành, đó cũng là lúc mà hành giả sẽ phải đối diện với nhiều chướng duyên , cho nên phải coi chừng ma vương.
Khi thực hành đi tới thành quả và đạt đến thành tựu, các chướng duyên của ma vương có thể xuất hiện, cho nên phải hết sức cẩn trọng.
Khi tu tập tri kiến, chú tâm vào tầm quan trọng của phương thức an trụ, đó là lúc mà các lỗi lầm và chướng duyên có thể hiển lộ, do đó hãy nương tựa vào chân sư của mình.
Đây là những trọng điểm cao thâm; hãy giữ chúng trong tâm thức.
|
3 |
|
|
|
|