Từ Mật điển của Pháp Đại Toàn Thiện phơi bày trí tuệ siêu việt của Đức Phổ Hiền Như Lai
Chân thành cám ơn Thầy Hungkar Rinpoche, vì lợi ích cho chúng sinh, Ngài đã tụng kinh này qua thỉnh cầu của Mai Nguyễn. Xin hồi hướng bất cứ công đức có được từ trang web này đến sức khỏe, tuổi thọ và công việc hoằng dương giáo Pháp của Rinpoche được mãi luôn tăng trưởng.
1
HO! Vạn pháp - Hiện tướng và hiện hữu, luân hồi và niết bàn, có cùng một Bản Tâm, nhưng có hai con đường và hai kết quả và tất cả được hiển bày một cách nhiêm màu qua sự Tinh giác hoặc không tỉnh giác. Qua lời nguyện của Phật Phổ Hiền Như Lai[1], nguyện tất cả chúng sinh đều thành Phật, hoàn toàn viên mãn trong trụ xứ của pháp giới.
Bổn nguyên của vạn vật là tinh nguyên, không thể diễn đạt bằng ngôn từ. Nó tự sanh khởi, bao la và không mang danh hiệu “luân hồi” hay “niết bàn”. Nếu nhận ra được[2] Phật quả được thành tựu; không nhận ra được làm chúng sinh trầm luân trong lục đạo luân hồi. Nguyện cho tất cả chúng sinh trong tam giới[3] nhận ra được tự tánh không thể nghĩ bàn này.
2
Ta, Phổ Hiền Như Lai, biết tự tánh đó một cách tự nhiên, không qua nhân duyên hay điều kiện. Ta, không một tì vết, không bị ngoại cảnh hay nội tâm cho thêm vào hay lấy bớt đi. Ta không bị che lấp bởi bóng tối của tâm xao lãng. Vì thế, tự tánh không bị che lấp. Nếu tự tánh an trụ trong tỉnh thức thì không còn sợ hãi ngay cả tam thiên đại thiên thế giới có bị hủy diệt. Tâm bám luyến vào năm tham dục cũng không còn. (Khi tâm an trụ) trong giác tánh vô niệm thì sẽ không có hình tướng, hay ngũ độc.
3
Ánh sáng vô tận của tuệ giác chính là ngũ trí của một bản thể (rigpa). Khi ngũ trí hiển lộ, ngũ gia Phật của vị Phật nguyên thủy thị hiện. Từ sự mở rộng của trí tuệ, bốn-mươi-hai vị hộ Phật hiền minh hiển bày. Ngay khi ngũ trí hiện lộ, sáu-mươi vị hộ Phật phẩn nộ thị hiện. Vì vậy, bản thể của tuệ giác không bao giờ trở nên mê lầm. Ta - vị Phật nguyên thủy, qua lời nguyện này, nguyện cho chúng sinh trong tam giới nhận thức được tự tánh và phát triển trí tuệ siêu việt.
4
Hóa thân của ta không bao giờ ngừng. Ta hóa hiện ra hằng hà sa số tỉ hóa thân trong bất cứ hình tướng nào để hóa độ chúng sinh. Với nguyện vọng từ bi của ta, nguyện cho tất cả chúng sinh trong tam giới vượt ra khỏi sự kiềm tỏa của lục đạo (luân hồi).
5
Từ vô thủy, chúng sinh trong mê lầm không nhận ra được tự tánh. Sự tối tăm của tâm thức hôn mê đó chính là nguyên nhân của vô minh. Từ tâm thức hôn mê, kinh hãi khởi lên, nhận thức bị lu mờ. Ta - tha nhân và kẻ thù từ đó được hình thành. Qua sự tăng trưởng dần và ngày càng mạnh mẽ hơn của tập khí, trình tự đi vào luân hồi bắt đầu. Ngũ độc từ tâm thức bị quấy nhiễu cũng được hình thành. Các hành động của ngũ độc thì không bao giờ ngừng. Vì vậy, bản giác mê lầm của chúng sinh là vô minh, tâm thức bất định, qua nguyện vọng của ta, đức Phật, nguyện cho tất cả chúng sinh nhận thức đươc giác tánh.
6
Vô minh bẩm sinh là xao lãng, không định tâm. Vô minh danh hiệu là cho rằng mình và người khác là hai thực thể (khác biệt). Hai tâm thức vô minh, bẩm sinh và danh xưng chính là nền tảng mê lầm của toàn thể chúng sinh. Qua nguyện vọng của ta, Đức Phật, nguyện cho màng vô minh dày đặc và tâm thức xao lãng của tất cả chúng sinh trong luân hồi được xua tan, tâm nhị nguyên được sáng tỏ, và giác tánh dược hiễn bày.
7
Nhị nguyên là nghi ngờ. Từ sự len lỏi của tâm tham luyến vào tiềm thức các tập quán xấu dần dần được hình thành. Thực phẩm, của cải, quần áo, địa vị, bạn bè thân hữu, tham luyến của ngủ quan, và người thân yêu - Chúng sinh bị thống khổ do tâm tham luyến với hỷ lạc. Đó là sự mê lầm thế tục. Hành động của tâm thức nhị nguyên không bao giờ kết thúc. Khi quả của tâm tham luyến khi chín muồi chúng sinh bị đọa vào cảnh giới của ngạ quỷ chịu nỗi thống khổ của lòng thèm khát - thật là tội nghiệp cho cảnh đói khát của họ. Qua nguyện cầu của ta, Phật Phổ Hiền, nguyện tất cả chúng sinh với lòng đầy tham dục - không phủ nhận các tham vọng - Cũng không chấp nhận sự tham luyến của bám chấp. Qua thư giãn dòng tâm thức trong trạnh thái "đang là" một cách tự nhiên. Nguyện cho sự tỉnh thức (giác tánh) của của họ được hiễn bày. Nguyện cho họ đạt được trí tuệ minh định.
8
Qua nỗi lơ sợ len lỏi vào dòng tâm thức từ những hình ảnh bên ngoài, các tập quán sân hận nẩy nở khiến thù hằng, và chém giết xảy ra. Khi quả của tâm sân hận được chín muồi không biết là phải bị sự thống khổ đến dường nào trong dầu sôi, lữa bỏng của địa ngục. Qua nguyện vọng của ta, Đức Phật, -khi tâm sân hận mạnh mẽ của toàn thể chúng sinh trong lục đạo (luân hồi) khởi lên, nguyện cho tâm thức họ được thư giãn không phủ nhận cũng không chấp nhận. Giác tánh được hiển lộ, nguyện cho chúng sinh đạt được trí tuệ sáng suốt.
9
Khi tâm thức được thổi phồng, một thái độ cho mình tài giỏi hơn người sanh ra tâm kiêu mạn vì vậy phải trãi nghiệm sự khổ não vì tranh chấp. Khi quả của hành động trên chín muồi sẽ sinh vào cõi Trời và chịu đau khổ của sự chết và cảnh bị đọa xuống cõi thấp. Qua nguyện vọng của ta, Đức Phật, nguyện cho các chúng sinh khi tâm thức được thổi phồng, thư giản và để dòng tâm thức lắng diệu. Giác tánh hiển lộ, nguyện cho họ đạt được trí tuệ bình đẳng.
10
Qua thói quen của các tập quán nhị nguyên, từ khổ não của tâm thức tự đề cao mình và chê bai người khác tạo ra tranh chấp. Sanh làm Atula, bị thảm sát và tàn phế kết quả bị đọa vào địa ngục. Qua nguyện cầu của ta, đức Phật, nguyện cho các chúng sinh trong tranh chấp với nhau vì cạnh tranh, xả bỏ tâm thù hằn. Giác tánh hiển lộ, nguyện cho họ đạt được trí tuệ bất động[4].
11
Qua sự xao lãng của tâm thức lãnh đạm, qua tâm thức hôn mê, tối tăm, lãng quên, thờ ơ, biến nhác và mê muội, ta lang thang như một con thú không được bảo vệ. Qua lời cầu nguyện của ta, đức Phật, nguyện cho ánh sáng của tâm tỉnh thức kiên định sinh khởi trong tâm thức tối tâm của u mê. Nguyện cho trí tuệ vô tưởng được thành tựu.
12
Tất cả chúng sinh trong tam giới đều bình đẳng với ta, Đức Phật, trong giác tánh. Vì không nhận ra được giác tánh đã trở nên mê lầm. Ngay giây phúc này, họ đang lao mình vào các hoạt động vô nghĩa. Sáu hành động[5] giống như sự hoang mang của những giấc mơ. Ta là Phật nguyên thủy. Ta hóa độ sáu loại chúng sanh qua các hóa thân. Qua các nguyện vọng của Đức Phổ Hiền, Nguyện tất cả chúng sinh không một ngoại lệ nào được gíác ngộ trong pháp giới.
13
AH HO! Từ bây giờ, khi có một người hành giả Du Già thượng thặng với mứt định tâm cao và không xao lãng phát lên lời nguyện vọng phi thường này, tất cả chúng nào nghe được sẽ đạt được giác ngộ hoàn toàn trong ba kiếp.
Nếu - vào những lúc có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực hoặc các hiện tượng tương tự từ các hành tinh khác, hoặc mặt đất rung chuyển hay động đất, hoặc vào các hạ chí hoặc đông chí hay vào ngày Tết - quán tưởng mình là Đức Phổ Hiền và tụng bài nguyện này cho mọi người cùng nghe, tất cả chúng sinh trong tam giới sẽ dần dần sẽ thoát khỏi khổ não và cuối cùng sẽ đạt được Phật quả qua nguyện vọng của người người hành giả đó.
14
Từ Mật điển của Pháp Đại Toàn Thiện phơi bày trí tuệ siêu việt của Đức Phổ Hiền Như Lai, Đây là chương thứ chín, trong đó trình bày nguyện vọng mạnh mẽ để cầu nguyện khiến chúng sinh không thể nào không thành tựu được Phật quả.
Hãy trân quí mật điển quí báu này, được khai quật bởi Khai Mật Tạng Rigdzin Godem. Trong lời cuối của Kunzang Monlam: Tất cả những ai nghe những lời khẩn cầu tối thượng này được tụng bởi hành giả thực hành Pháp Đại Toàn Thiện mà tâm không bị xao lãng, sẽ được giải thoát khỏi vòng luân hồi trong ba kiếp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của Kunzang Monlam là dành cho tất cả mọi thế hệ và để mang lại sự hồi phục cho hành tinh của chúng ta.
Dịch Anh ngữ bởi Lama Yeshe Gyamtso và Ngài Dzogchen Ponlop Rinpoche năm 1998.
Dịch Việt ngữ bởi Mai Nguyễn mùa đông 2014 tại Tiểu bang Washington.
Phương thức hành trì: Nếu quí vị là một hành giả Mật thừa, quán tưởng mình là Phật Phổ Hiền Như Lai trong khi tụng kinh này, tâm phản ánh trên mỗi điểm. Nếu không thực hành được mỗi ngày, hoặc nếu không thực hành bài nguyện này thường xuyên, thì it nhất cũng nên tụng kinh này vào các thời điểm quan trọng, như những ngày có hiện tượng nguyệt thực, nhật thực, năm mới, ngày trăng rằm, ngày trăng mới, hoặc vào bất kỳ ngày đặc biệt nào. Nếu có thời gian, nên thực hành thường xuyên.
Chú thích của dịch giả Việt Ngữ:
[1] Câu này còn có nghĩa là: Nếu tụng những lời kinh này trong tâm thức thanh tịnh.
[2] Kiến tánh.
[3] Dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
[4] Wisdom of unimpeded activity: Khi thất tình lục dục khởi lên, hành giả vẫn giữ tâm bình thản không kháng cự cũng không để bị cuốn vào.
[5] Sáu hành động của sáu kleshas khiến bị đọa vào sáu cõi luân hồi.