or

English | Tiếng Việt

Thư số 1, Về Nhập Thất Mùa Đông

Các Đạo Hữu thân mến,

Tôi đã viết và đưa lên mạng một bài giới thiệu và nói về lịch sử của Nhập Thất Mùa Đông tại tu viện của tôi. Tôi kêu gọi mọi người hãy đọc và học hỏi những điều trong đó. Nếu quí vị tin rằng Nhập Thất Mùa Đông chắc chắn mang lại lợi lạc và hoan hỹ cho sự kiện nầy thì đó là một điều tốt. Trong suốt thời gian Nhập Thất Mùa Đông, nếu quí vị công phu thật tốt với thân, khẩu, và ý như là tụng niệm bách tự thần chú Kim Cang Tát Đỏa, thực hành lễ lạy, quán tưởng hành giả đang thực hành cùng với chúng tôi, thì quí vị cũng sẽ nhận được công đức như chúng tôi ở đây. Tôi kêu gọi tất cả quí vị ghi nhớ điều nầy trong tâm.

Golog, Hungkar Dorje
November 17, 2013


Thư số 2

Các Kim Cang hữu thân mến của tôi qua sự kết nối của nghiệp lực, nguyện lực, niềm tin, và sự cam kết.

Những năm tháng qua, quí vị với động cơ thanh tịnh đã vượt qua những chướng ngại cả vật chất lẫn tinh thần, cũng như những khó khăn về tài chính để đến nghe những buổi giảng pháp của tôi, giúp đỡ tôi, và còn thể hiện những sự ân cần với tôi nữa. Về phần tôi, với tâm thanh tịnh, tôi đã truyền giảng giáo pháp, chăm sóc và gìn giữ quí vị trong tâm thức, và tôi luôn cầu nguyện để hộ trì cho quí vị. Qua đó, một sự khởi đầu cát tường đã được hình thành cho sự kết nối tốt lành giữa chúng ta, và một kết nối tốt lành ở giữa. Sự tô điểm cho thành quả cát tường này là để cho cuộc sống của quí vị luôn được hài hòa và phù hợp với chánh pháp. Đây không phải là điều mà chúng ta làm ngược lại những ước vọng của mình, hoặc bị bắt buộc phải làm, hay hành động vì bị dụ dỗ; ngược lại, chúng ta hành động hoàn toàn trên nền tảng căn bản được thúc đầy bởi nghiệp lực và nguyện lực của mình.

Vì chúng ta hành động một cách chân thành, chúng ta đang thực hành đạo pháp với ước nguyện, lòng vị tha, tình yêu thương và thiện tâm.

Nghiệp lực

Bằng nghiệp lực, tôi đã sinh ra ở Tây Tạng, một nơi rất phong phú với những thảo nguyên và tuyết phủ bạt ngàn cùng với những cơn gió khốc liệt và lạnh thấu xương của mùa đông nhưng lại nghèo nàn về dưỡng khí và hơi ấm. Một trong những điểm đặc biệt trong cuộc đời của tôi là chưa bao giờ tôi được nhìn thấy một cọng rau nào cho đến khi lên mười tuổi. Trong những năm tháng đó, thực phẩm chủ yếu hằng ngày của tôi là sữa chua vào mùa hè và bột tsampa vào mùa đông . Tôi chỉ là một cậu bé trai của người du mục được lớn lên trong một khu làng nhỏ và rất cách biệt với thế giới bên ngoài.

Môi trường sống cũng như nền tảng giáo dục của tôi thời ấu thơ, tôi chỉ là một cậu bé mục đồng trong gia đình du mục, hoàn toàn không hề biết một thứ gì khác. Tuy nhiên, sức mạnh không thể nghĩ bàn của nghiệp lực đã khiến tôi trở thành một đóa hoa nho nhỏ mọc trên triền núi, được bảo bọc bởi sự ấm áp từ lòng hảo tâm và từ ái của quí vị.

Môi trường và hoàn cảnh sống thời thơ ấu của tôi thật là hoàn hảo để cho tôi thực hành giáo Pháp. Tuy rằng tình hình thời thế lúc bấy giờ rất là đau thương, và tôi lúc đó chỉ là một cậu bé nhưng tôi vẩn biểu lộ sự ân cần và yêu thương với mọi người và luôn ấp ủ và hạnh phức với những nguyện cao cả của tâm Bồ Đề cũng giống như một đứa trẻ mong chờ người mẹ hiền. Điều này là do khuynh hướng của nghiệp lực và tập quán trong tiền kiếp mà chúng ta đều tin tưởng như vậy. Những điều kiện sống của tôi khi tôi còn nhỏ thật rất khó để mọi người có thể hình dung đươc, trừ phi tôi có thể chỉ cho quí vị thấy một cách trực tiếp. Nhưng không vì vậy, do năng lực của tập quán và nghiệp lực của tôi, mà các phẩm chất tốt lành trong bản chất của tôi không vì thế mà bị mai một hoặc bị tiêu hủy. Sức mạnh của tập quán đã mang tôi đến theo chiều hướng mà ngày hôm nay tôi đi trên đạo lộ này. Chúng ta có thể gọi đây là sức mạnh của nghiệp, nhưng cũng vẫn chủ yếu là sự tăng trưởng năng lực của tập quán. Tôi nhìn thấy điều này rất rõ ràng. Điều này là một chỉ dấu rằng trong các tiền kiếp, tôi đã tạo tác các tập quán và xu hướng hành đạo.

Sự cầu nguyện và nghiệp lực đã đưa chúng ta lại với nhau. Tôi chỉ là một cá nhân, với một tự tánh và một nhân cách. Quí vị lại tin tưởng ở tôi và coi trọng tôi để nương tựa tôi như một vị thầy, cũng có những người không cho rằng tôi đáng để họ nương tựa như một vị thầy. Điều này cũng là do sức mạnh của nghiệp và của những lời cầu nguyện.

Tôi không tốt hơn khi được quí vị đối với tôi bằng sự sự tôn kính, và tôi cũng không tồi tệ đi khi có những người không coi trọng tôi. Quí vị không đau khổ vì một tổn thất nào vì phải nương tưa nơi tôi như một vị Thầy, và những người chạy theo một vị Thầy khác cũng không đạt được gì thêm qua hành động đó. Tâm của họ cũng vẫn phiền não như trước, vì vậy họ cũng có lúc cảm thấy buồn phiền, cảm thấy ganh tị, và v.v… Cũng giống như vậy, quí vị cũng vẫn buồn phiền, ganh tị cũng không hơn kém gì họ.

Tôi đi lại hết nơi này đến nơi khác để quyên góp cúng dường về để trang trải cho các chi phí trong chùa, và trong tu viện. các đạo sư khác cũng làm tương tự, nhận tịnh tài cúng dường đem về lo cho các chùa, các tu viện. Còn tôi cũng vẫn tiếp tục với những công việc của tôi để bảo tồn nền văn hóa, xây dựng trường học, cấp phát thuốc men cho người bệnh, phân phát thực phẩm và quần áo cho người nghèo, mở các trường lớp dạy học, v.v… Như vậy tôi làm nhiều hơn những người khác, và đây là điều hiển nhiên chứ không phải là nhũng lời nói nói suông.

Cũng có những người tự cho mình là đạo sư, tulku, hoặc khenpo, nhưng lại dùng tịnh tài cúng dường để hỗ trợ cho gia đình của họ hoặc cho những chi phí tương tự. Những điều họ làm khiến cho tôi nực cười. Tôi thấy rất khôi hài, khi tôi thấy chính họ đang đưa người ta vào con đường của sân hận, của bám chấp, rồi lại tôn vinh mình và chỉ trích người khác.

Mục đích của chúng ta tu đạo là để cắt đứt và dập tan sự bám chấp sai lầm của bản ngã và cái tâm vị kỷ, vậy sao ta có thể làm điều trái ngược - tôn vinh, ca ngợi mình và chỉ trích người khác - đó có thể goi là hành đạo sao?

Niềm tin kiên định nơi Chân Sư

Tất cả các đạo sư đều dạy rằng chúng ta cần phải nương tựa vào một vị Thầy, và các Ngài cũng đồng ý rằng chúng ta cần phải có một đức tin kiên định.

Mọi người đều biết câu chuyện trong quyển sách "Lời Vàng của Thầy tôi", nói về một bà cụ già đã đạt đến giác ngộ nhờ chiếc răng của một con chó . Nếu quí vị có thể giống như bà cụ già đó, thì tôi cũng có thể giống như cái răng của con chó. Nếu không có xá lợi từ tôi ra, thì quí vị hẳn đã không phải là bà cụ già. Nếu quí vị có thể trở thành như bà cụ già đó thì chắc chắn xá lợi sẽ đến từ tôi. Tuy nhiên, xá lợi của tôi không giống như những viên bằng xương đó, mà là những giáo lý của Phật pháp được xuất phát từ pháp bảo trong cổ họng của tôi. Giáo pháp của kinh điển và của sự thành tựu là những viên xá lợi thật sự của Đức Phật và giáo lý của sự nhận thức về tánh không và sự chói sáng là những xá lợi của pháp thân, và cũng là vua của các xá lợi. Khi chúng được ban truyền cho quí vị, sự thành tựu có đạt được hay không còn tùy thuộc ở quí vị. Đức Phật có dạy rằng: "Nên biết rằng sự giải thoát đều hoàn toàn tùy thuộc nơi quí vị. "Trên con đường đó, nó tùy thuộc vào sự nỗ lực, sự cần mẫn, và đức tin của quí vị.

Một khi đức tin của quí vị nơi đạo sư là chắc thật, thì quí vị sẽ có một cái nhìn nhất quán từ lý trí cũng như trong nội tâm. Khi đó trong hành xử, lời nói và suy nghĩ đều đi đôi với nhau. Ngược lại, nếu ở bên ngoài có vẻ là một hành giả mẫu mực nhưng đi sâu vào bên trong thì lại nghi ngờ và có những tư tưởng thọ nhận giáo pháp từ một vị đạo sư khác hơn là Thầy của mình và còn nghĩ rằng: "Nếu đạo sư của tôi không dạy cho tôi các pháp này thì tôi sẽ thọ nhận nó từ một vị đạo sư khác, cũng giống nhau thôi.". Điều đó có nghĩa là quí vị không có lòng sùng mộ chân thật. Một tâm thức như vậy có tu tập chăm chỉ đến đâu cũng sẽ không đạt được kết quả là bao nhiêu. Sự việc là như vậy.

Thời Mạt Pháp

Thời đại này là thời đại phồn vình của vật chất, nhiều vị lạt ma, tulku và khenpo tuyên bố: "Không để đầu óc bị quay cuồng bởi của cải vật chất" nhưng chính đầu óc của họ đã bị quay cuồn trong đó. Tình trạng trầm trọng này không những chỉ xảy ra trong Phật giáo Tây Tạng, mà còn trong Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo ở các nước Tây phương nữa. Trong mọi truyền thống Phật giáo, tăng ni vẫn còn tham gia vào các việc kinh doanh, thương mại mặc dù họ đã thọ giới xuất gia, nguyên nhân chỉ vì họ họ đã bị sa ngã trước những cám dổ của sự giàu sang trong thế giới vật chất.

Họ thuyết giảng Phật pháp trong một thời đại mà của cải vật chất được đặt làm nền tảng, cho nên đối với họ bây giờ là một chuyện rất bình thường để họ truyền giảng Phật Pháp và ban truyền đủ các loại quán đảnh khác nhau, các loại khẩu truyền khác nhau. Họ đã thuyết giảng giáo pháp mà không cần cân nhắc xem mình có đầy đủ những cơ sở và nền tảng cho những giáo pháp đó hay không, coi mình có trong dòng truyền thừa hay không, coi mình có thực hành các pháp đó chưa, hoặc coi mình có được những cam kết thuần tịnh với pháp và với đạo sư của mình hay không. Một số lạt ma bên Tây Tạng, ngay cả cá nhân họ không những chưa bao giờ thực hành qua các giáo Pháp này, thâm chí họ cũng không biết giáo ly Đại Toàn Thiện là cái gì, nhưng lại tự cho mình là Thầy để giảng dạy giáo lý Đại Toàn Thiện. Có rất nhiều thầy như vậy ở Trung Quốc và các nơi khác, và thâm chí có cả ở Mỹ nữa.

Lại cũng có những lama quay lưng phản lại chính thầy của họ và đứng lên vận động chống lại thầy của mình và còn giử những vai trò quan trọng của các lạt ma nửa. Họ truyền giảng giáo pháp cho những thành phần có kiến thức rất ít về Phật pháp và cũng chẳng biết gì về phẩm hạnh của một vị thầy quan trọng như thế nào. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ mạt pháp.

Truyền thống của tu viện

Trong truyền thống của tôi, hành giả thực hành một cách đúng đắng các giai đoạn của các pháp tiên yếu, có đức tin không thối chuyển với đạo sư rồi sẽ được thọ nhận những hướng dẫn về bản chất của tâm. Quí vị nên biết rằng nếu một vị thầy khai thị ra một cách thành tâm và nghiêm túc, giảng đi giảng lại về nền tảng này, và không dạy bất kỳ giáo pháp sâu xa nào cho đến khi phần căn bản này được tạo lập trong tâm thức của họ, đó là một dấu hiệu của sự yêu thương chân thật mà một đạo sư dành cho đệ tử của mình.

Tổ Patrul Rinpoche có dạy rằng thật là vô nghĩa để yêu cầu các giáo pháp cao sâu trong khi phần nền tảng thì lại chưa có. Thọ nhận giáo pháp cao siêu mà trước đó không trải qua giai đoạn dự bị cần thiết sẽ không đem lại một lợi ích nào mà trái lại còn có nguy cơ về sau sẽ mất khả năng tiếp thu được những ý nghĩa thâm sâu của pháp.

Hungkar Dorje, viết tại Mỹ Quốc, tháng 12 năm 2013.

Hungkar Rinpoche

News

The tenth Winter Retreat starts on Nov 17, 2018 Register

Teaching Tour

Hà Nội


Date: Sep 24-25, 2016
Time: 9 AM - 12:PM, 2:00 PM - 5:00 PM
Place: Sủi Temple
Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội

Teaching: Dewachen Aspiration

Registration:
Phùng Ngọc Hồng Tel. 0983 585 966 email: honghanvnjsc@gmail.com
Hoàng Tuyết Anh Tel. 0936 106 606 email: tuyetanh0272@gmail.com

Flyer

Date: September 26, 2016
Time: 9 AM - 12:PM, 2:00 PM - 5:00 PM
Place: Tùng Vân Temple
Thị Trấn Thổ Tang, Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Teaching: The Four Thoughts that Turn the Mind to Dharma, Riwo Sangcho, Tsok Offering

Registration:
Phùng Ngọc Hồng (0983 585 966 email: honghanvnjsc@gmail.com

Date: September 27, 2016
Time: 9 AM - 12:PM, 2:00 PM - 5:00 PM
Place: Sủi Temple
Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nôi

Teaching: Ngondro, Kurukulla (Restricted Registration)

Registration:
Phùng Ngọc Hồng (0983 585 966 email: honghanvnjsc@gmail.com

T/P Hồ Chí Minh


Date: October 5, 2016
Teaching: Padmasambhava Empowerment, Riwo Sangcho
Time: 9:30 AM - 12:00PM,
2:00 PM - 4:30 PM
Place: Pháp Hoa Temple
870 Trường Sa, P.14, Q.3


Date: October 6, 2016
Teaching: Manjusri Empowerment, Tsok
Time: 9:30 AM - 12:00PM,
2:30 PM - 4:30 PM
Place: Pháp Hoa Temple
870 Trường Sa, P.14, Q.3


San Jose


Date: October 22-23, 2016
Teaching: Commentary on Sukhavati - Prayer by Karma Chagme
Time: 9:00 AM - 12:00PM,
2:00 PM - 5:00 PM
Place: Maha Vairocanna Buddhist Temple

Flyer


San Diego


Date: From 8:00AM Oct 29 to 12:00PM Nov 2, 2016
Teaching: Six Bardo
Place: 7833 Linda Vista Rd., San Diego, CA 92111

Flyer

Registration: contact
Tommy (858) 380-6832 OR
Dat Duong, (858) 229-5200
Email kdl@san.rr.com