or

English | Tiếng Việt | བོད་ཡིག

Nhập Thất Mùa Đông (NTMĐ)

Nhập Thất Mùa Đông (NTMĐ) bắt đầu từ ngày 2 tháng 12, năm 2024. Bắt đầu NTMĐ sẽ là 5 ngày trì tụng chú Kurukule để xua tan các chướng ngại cho NTMĐ, và sau đó sẽ thực hạnh pháp Kim Cang Tất Đoả trì tụng thần chú 100 âm từ ngày 7 tháng 12 đến ngày 7 tháng ba năm 2025.

Làm sao để tham gia NTMĐ?

Để tham gia NTMĐ, trước nhất quí vị cần đăng ký tài khoản trong trong website Hungkar theo link sau đây: Nhập Thất Mùa Đông để đăng ký. Quí vị cần đăng nhập túc só trì tụng thần chú 100 âm trước ngày NTMĐ chấm dứt để hồi hướng công đức.


Tôi chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã hỗ trợ và giúp đỡ cho tôi về mọi mặt trong những năm qua, và nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ với quí vị biết một chút về tu viện.

Tây Tạng từ lâu đã được mệnh danh là nóc nhà của thế giới. Đó là một vùng đất rộng lớn xinh đẹp với những ngọn núi cao chập chùng, nguồn nước tinh khiết, không khí trong lành, bầu trời trong xanh biếc xen lẫn với những cụm mây trắng xóa. Đây là đất nước mà Phật giáo rất hưng thịnh mà Phật tử ở khắp mọi nơi, và đây cũng là nơi có hằng hà sa số tu viện nhiều như số lượng của hoa nở vào mùa hè. Mặt khác, thì đây là một quốc gia nghèo nàn và kém phát triển, giao thông vận chuyển còn rất khó khăn. Mùa đông có những cơn gió lạnh buốt thấu xương của một thời tiết khắc nghiệt và khó có thể đoán trước được.

Huyện Golog

Golog

Golog là một vùng đất tuyệt vời, là một trong sáu huyện của tỉnh Thanh Hải nằm về phía nam của đồng bằng Thanh Hải và hồ Kokonor. Golog trải rộng 77 ngàn cây số vuông với dân số khoảng 160 ngàn người, trong đó hơn 150 ngàn là người Tây Tạng. Golog được bao gồm bởi sáu quận mà Dawu là trung tâm của chính trị, kinh tế và văn hóa. Rặng núi Amnye Mountain Machen tuyệt đẹp và cao đến 6.282 mét (20.605 feet). Golog có rất nhiều loại núi khác nhau: núi tuyết, núi đá, rừng và đồng cỏ bao phủ các ngọn núi, và các vùng đồng bằng. Nơi đây cũng à cội nguồn của sông Hoàng Hà nổi tiếng đầu tiên gió thông qua Golog. Ngoài ra, còn có vô số các con sông và hồ lớn nhỏ. Trong môi trường thiên nhiên nầy có đầy dẩy các thú vật chuyên sống của vùng cao độ như sư tử tuyết, báo tuyết, bò hoang dã Tây Tạng, kiang, linh dương Tây Tạng, và các đàn hươu duyên dáng. Đời sống của người dân ở đây chủ yếu là du mục sống phụ thuộc vào các đàn trâu yak và cừu.

Tu Viện Lung Ngon

Monastery

Tu viện của tôi được thành lập trong thập niên 1820 bởi tổ Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866), một bậc Thầy vĩ đại của thế kỷ thứ mười chín, ngài là vị tái sinh của tổ Rigdzin Jigme Lingpa (1729-1798). Lúc ban đầu tu viện đươc dựng lên bằng những tấm lông trâu yak và không trụ ở một nơi nào cố định, mà lại di chuyển hết vùng này sang đến vùng khác. Sự tồn tại của tu viện cũng chỉ trong suýt soát sau các cuộc xâm lược của đoàn quân viễn chinh Hồi giáo và cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc. Với sức mạnh của các Lạt ma với đầy lòng dũng cảm và kiên trì, không ngần ngại bất cứ gian khổ và khó khăn như thế nào để đảm bảo cho sự tồn tại tu viện cũng như các truyền thống của dòng truyền thừa được tiếp tục lưu truyền. Đặc biệt là vị tu viện trưởng đời thứ chín của tu viện, Ngài Pema Tumdrak Dorje (1934-2009), các đệ tử và ngườ thân gọi Ngài bằng biệt danh là Lama Sang, đã bảo vệ và duy trì giáo Pháp của dòng truyền thừa được liên tục. Năm 1980, Ngài đã cho xây dựng lên tu viện hiện nay, đó là một tu viện chính thức đăng ký được công nhận bởi chính quyền Trung Quốc.

Lama Sang

Photo credit: Khandro Pema Lhamo

Lama Sang

Để đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu cần thiết của nhiều người, Lama Sang đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi xây dựng lên tu viện này. Ban đầu tăng đoàn ở đây chỉ vào khoảng 30 tu sĩ và cuối cùng con số này đã lên đến 500 người cộng với khoảng một trăm hành giả du già (yogis). Ngoài ra, Ngài còn cho xây dựng lên những công trình như bảo tháp Bodhanath của vùng đất Tuyết, phỏng theo cấu trúc của tu viện Samye, đền Mahabodhi của Bồ Đề Đạo Tràng, và nhiều công trình khác nữa. Cuối cùng, bản chất của vô thường là một định luật tự nhiên của vạn vật cũng đã đến với Lama Sang, và Ngài đã từ giã thế giới này để đi vào một thế giới khác.

Chức Vị Tu Viện Trưởng

Abbot

Bắt đầu từ năm 2000, để tuân theo chỉ thị của Lama Sang, tôi bắt đầu gánh vác một số công việc của tu viện. Sau khi Lama Sang viên tịch, người dân làng sống ở đây đã đăt hết lòng kỳ vọng nơi tôi để hoàn thành các ước nguyện của họ bằng những đôi mắt tha thiết và tràn đầy hy vọng trong tư thế hai bàn tay chắp lại để khẩn cầu. Tôi đã không còn một sự chọn lựa nào khác ngoài sự nhận lấy trọng trách này lên vai tôi.

Được trở thành tu viện trưởng của một tu viện là tham vọng của nhiều người, thậm chí có nhiều người sẽ sẵn sàng tranh giành cho được ngôi vị này, nhưng cái ngôi vị này lại tự nhiên đến với tôi như một sự ký thác mà tôi là người đã được giao phó. Cũng không it người nghiên cứu kinh điển với tham vọng trở thành một bậc thầy lỗi lạc, đi hết nơi thành phố này đến các quốc gia khác, dựng lên chùa chiền, tu viện, và có thật nhiều đệ tử. Tuy nhiên, trong suốt thời gian tu học, tôi chỉ có mỗi một mục đích duy nhất là tiến bộ cho sự nghiên cứu và học hỏi của tôi, ngoài ra tôi không có mục tiêu nào khác trong tâm trí. Vì vậy, tôi không thấy có một lý do nào để ăn mừng khi tôi đột nhiên trở thành một người mang trọng trách đứng đầu một tu viên to lớn thế này.

Đối Diện Với Khó Khăn

Để trở thành tu viện trưởng thì trước đó người này cần nghiên cứu và học hành thật chuyên sâu. Có nhiều vị tu viện trưởng là các bậc đạo sư cao cấp với đầy đủ phẩm tính, kiến thức uyên thâm, nghiêm trì giới luật và nền tảng hoàn hảo. Song bên cạnh đó cũng không ít những vị tu viện trưởng ít chú tâm tới việc nghiên cứu học hành, kiến thức hạn chế và họ giành được vị trí ấy là nhờ quyền lực, của cải vật chất và tham vọng.

Cuộc đời tôi, sinh ra đúng vào thời điểm vô cùng khắc nghiệt. Mãi đến năm lên chín tuổi, tôi mới bắt đầu được học đọc và viết. Đó là thời kỳ mà ai ai cũng sống trong nỗi sợ hãi cùng tột, đến độ họ không dám nghiên cứu Phật pháp hay thực hành những nghi lễ Phật giáo. Khoảng thời gian duy nhất mà chúng tôi có thể học hỏi và hành trì là bí mật vào giữa đêm khuya. Vào thời kỳ đó, ở Golog trường học cũng không có đừng huống chi là tu viện. Hình bóng một tăng sĩ mặc áo cà sa là việc không bao giờ thấy.

Đến khi việc thực hành giáo pháp được dần dần cho phép trở lại thì nhiều người tôi biết đã có thể mặc bộ y tu viện của họ và thể hiện cho thấy họ là tu sĩ. Các cộng đồng tu sĩ bỗng chốc bừng nở như cỏ hoa trên thảo nguyên. Song lúc cần thiết họ lại mặc trở lại trang phục thường ngày. Tuy nhiên vẫn hiếm thấy người đeo tràng hạt ở tay. Ngoài cái đầu được cạo nhẵn thì không có dấu hiệu bên ngoài nào khác để nhận biết đó là một tu sĩ. Dẫu vậy, các vị Lama và cộng đồng tăng đoàn này đã gìn giữ giáo Pháp thanh tịnh ở trong tâm của họ và nhờ bởi lòng tốt của họ mà chúng ta mới có thể nhận được đầy đủ tinh túy giáo lý của Đức Phật.

Về phần tôi, tuy không có được những điều kiện thuận lợi nhất cho việc học hỏi giáo Pháp cũng như các lãnh vực khác, song tôi vẫn thầm nghĩ rằng mình đã hết sức may mắn so với các Lạt Ma hoặc các tu sĩ khác, có thể vì do hoàn cảnh khó khăn hay thiếu thiên hướng với Phật Pháp cho nên họ đã không thể học hỏi được chút giáo Pháp nào.

Nguyện Vọng Trong Tiền Kiếp

Tôi có cảm giác rằng, trong tiền kiếp có lẽ tôi đã nguyện ước, "xin cho tôi được đi khắp mọi nơi trên thế giới, với hết lòng thương yêu và tử tế với mọi người, cầu mong mang lại lợi lạc và an binh cho họ bằng những lời lẽ dịu dàng và an lạc". Những người thân giao và bạn bè đều luôn đối xử tử tế và hòa nhã với tôi, trong khi tôi lại không có gì đẻ ban cho họ ngoài những lời khuyên nhủ làm sao để tằng trưởng sự an lạc và tình thương.

Thời Thơ Ấu

Tôi đươc sinh ra trong một gia đình du muc, cuộc sống hoàn toàn tùy thuộc vào các đàn súc vật phải di chuyển theo bốn mùa, lấy thịt và da của chúng, uống sữa và ăn sữa chua. Vào thời điểm đó danh từ "giáo dục" hầu như chưa bao giờ được nhắc đến. Chăn nuôi là lối sống của người du mục được truyền từ thế hệ nầy đến thế hệ khác, những truyền thống như đi học hoặc những công việc để dùng đến trí tuệ của mình thì lại không có.

Gia dình của tôi có nhiều tài sản và của cải so với các gia đình khác ở trong vùng. Sự nổi dậy của cuộc cách mạng văn hóa đã nuốt toàn bộ tất cả, chỉ còn sót lại một it người rải rác với một ít dấu tích của sự giàu có. Trong thời điểm khó khăn đó, mẹ tôi phải đối diện với rất nhiều áp lực, vì bà đã mất đi hầu như hết tất cả tài sản của cải, bà chưa từng bao giờ được đến trường học, bà cũng không có một hứng thú nào để làm giàu, nhưng bây giờ thi lại phải gồng gánh trên lưng năm người con. Khi tôi còn bé, tôi chỉ được ăn những thứ như sửa chua vào mùa hè và bột lúa mạch (tsampa) vào mùa đông. Những thực phẩm khác đã trở nên những thứ khan hiếm mà chúng tôi cũng chưa bao giờ được nhìn thấy. Bao tử của chúng tôi luôn thèm khác mùi vị của bánh mì và cơm; nhưng có được sữa chua và bột lúa mạch như thế nầy đã là quá may mắn cho chúng tôi lắm rồi.

Khi tôi lên mười một hoặc mười hai, lần đầu tiên trong đời, tôi được nhìn thấy bắp cải, tôi lại còn được sờ và thưởng thức nó nữa. Khi tôi hồi tưởng lại những gì mà tôi và các bạn bè của tôi đã trải qua trong thời thơ ấu đó, tôi thật khó có thể tin được rằng chúng tôi chẳng những còn tồn tại mà lại còn có thể hoàn thành được các mục tiêu của mình nữa.

Khi còn bé, tôi chưa bao giờ được cắp sách đến trường học. Cha mẹ và các người thân tôi cũng không có được những điều kiện để có thể chăm sóc cho tôi bằng tình yêu thương và sự ân cần mà họ hằng mong muốn. Tôi lớn lên giữa cơn bảo bùng của thời cuộc mà cuộc sống lức nào cũng sống trong sự sợ hải và đầy dẫy những hiểm nguy đang rình rập. Tôi cảm thấy rất tự hào rằng tôi đã không đánh mất sự an bình và tự tại của nội tâm và bây giờ tôi lại còn có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới như một sứ giả của nội tâm an bình.

Động Lực Thiện Lành

Nhờ công ơn của thân phụ tôi, đã không những cho tôi có được cuộc sống nầy mà lại còn tạo cho tôi một cái trách nhiệm, một cơ hội to tác để mang đến lới ích cho người khác. Khi còn bé, tôi rất mê đắm vào các câu chuyện khi được nghe kể về cuộc đời của các vị bồ tát. Đó là những thức ăn tinh thần tuyệt vời và đầy dinh dưỡng cho tâm hồn tôi. Nếu tâm tôi là một con ong, nó sẽ bay ve ve quanh quẩn các vườn hoa của những hoạt động bồ tát và không bao giờ rời. Ngay cả khi còn bé, tôi cũng đã được xác định cho cuộc đời nầy sẽ đi theeo con đường của một vị bồ tát. Tâm bồ đề: Tình thương và lòng thương xót chúng sinh đã trở thành cứu cánh và cũng là bạn đồng hành cho cuộc hành trình của tôi.

Tôi luôn mong muốn tham gia vào những công việc giúp tôi gia tăng các hoạt động bồ tát, và tránh đi các hoạt động làm thương hại đến người khác. Trong bảy tỉ người đang hiện hữu trên thế giới, tôi là một trong số những người đó. Tôi không phải là một nhà lãnh đạo với đầy quyền lực, cũng không phải là một thương gia. Tôi cũng không có tham vọng lớn hay một thủ đoạn nào. Tôi chỉ muốn đi theo con đường của một vị bồ tát. Sự hứng thú vào những công việc của một vị bồ tát mà tôi có được không phải là do một vị thần linh nào đã bang cho tôi, cũng phải mua hoặc dùng quyền lực để dành lấy. Nó đến với tôi bằng cái tâm thức bất nhị của một tâm thanh tịnh; là kết quả của công đức và những lời cầu nguyện. Vì vây, tôi phải là người có những động lực thiện lành trong các tiền kiếp của tôi.

Động lực thiện lành trong nhiều kiếp là một hành động đã bảo vệ cho tôi và đã giúp cho tôi nhận thức được rằng tôi phải thành tựu được một cái gì đó thật đáng kể trong những kiếp sống đó. Không những nó đã mang lại lợi ích riêng cho cá nhân tôi mà nó còn là một giáo huấn để làm lợi lạc cho người khác và bản thân mình đều như nhau và vì vậy tôi vẫn tiếp tục truyền đạt thông điệp về sức mạnh của động lực thiện lành cho tất cả mọi người.

Động lực thiện lành có nghĩa là tình thương, là lòng từ bi, là tâm bồ đề, cùng những phẩm hạnh khác. Những đức hạnh nầy chỉ có thể đạt được qua sự nổ lực và công phu hành trì, nó không thể có được bằng tâm vị kỹ chỉ sống cho riêng mình. Vì vậy, động lực thiện lành là điều thiết yếu để phát triển Bồ Tát Hạnh, tôi nhận thấy bất kỳ nghịch cảnh hay khó khăn nào cần thiết để phát triển các hoạt đông của tâm thức thiện lành đều đều xứng đáng và cần thiết. Tuy nhiên, điều đáng tiếc lớn nhất của chúng ta, lỗi lầm mà chúng ta luôn mắc phải, đó là chúng ta bị lôi cuốn vào trong tám mối quan tâm của thế tục trong sự thực hành giáo Pháp của mình. Đây không phải là lỗi lầm chỉ xảy ra cho những hành giả thông thường thuộc hàng cư sĩ còn sống trong thế tục; có rất nhiều tu viện trưởng có nhiêu đệ tử cũng như các bậc Lạt ma thuộc hàng cao cấp cũng vướng phải lỗi lầm nầy. Họ thường hay nói, "Đây là truyền thống của tôi, đây là tu viện của tôi, đây là đệ tử của tôi" những bám chấp đó đã ăn sâu vào trong tâm thức của họ. Cũng có những trương hợp, họ sẽ nói, "Đây là những đệ tử của tôi", và dùng bất cứ phương tiện nào để giử chặt lấy họ, chẳng hạn như trách mắng hoăc dùng những lời lẽ hăm dọa. Để được người khác ca ngợi họ tự đề cao bản thân mình, chỉ trích người khác, và có những hành động tương tự. Ai là những người đã vượt thoát khỏi tám mối quan hệ thế tục và họ đang ở nơi đâu? Tôi rất cẩn thận, bởi vì tôi rất sợ trở thành như thế cho chính bản thân mình.

Nhận Lấy Trách Nhiệm

Sau khi Lama Sang viên tịch, tôi đã cho triệu tập nhiều phiên họp với các đệ tử lớn của Ngài để thảo luận với họ về những lợi lạc nếu tu viện được tiếp tục duy trì, và những tai hại ra làm sao nếu không làm như vậy. Chúng tôi cùng tán thành ý kiến nên tiếp tục duy trì tu viện vì như vậy sẽ giữ được những truyền thống của Lama Sang. Nhóm phật tử (sangha) đông đảo hiện nay có cơ hội để tiếp tục nghe, tư duy, và thiền định; nó sẽ giúp giáo pháp của Đức Phật được lan rộng; những hành giả có niềm tin gắn bó với tu viện cũng sẽ được tiếp tục thọ nhận giáo Pháp giảng dạy; và lợi ích sẽ không bào giờ ngừng cho các hành giả tu tập, và còn nhiều hơn nữa.

Những Khó Khăn Của Tu Viện

Trong thời gian ba năm sau khi Lama Sang viên tịch, tăng đoàn vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng nhà cửa cho tăng sĩ ở thì lại xuống cấp trầm trọng đến mức độ không còn có thể sửa chữa được nữa. Ở vào độ cao nầy, có những ngọn gió tàn khóc có thể phá hủy cả mặt đất và đá chỉ còn chừa lại người không. Vì tu sĩ nâng cao việc thực hành Giáo Pháp, cho nên cũng không còn sự chọn lựa nào tốt hơn là phải xây dựng lại nhà ở mới cho các các tăng sĩ.

Giá cả vật liệu xây dựng tiếp tục gia tăng, nhất là ở Trung Quốc, do đó, kinh phí xây dựng cũng cần phải tăng theo. Một tu viện Phật giáo, chắc chắn là phải có một truyền thống của kinh điển và sự thành tựu, có nghĩa là tham khảo cứu và thực hành, vì đó chính là trụ cột của một tu viện. Nếu không có nghiên cứu và thực hành, thì dù cho tu viện có xây dựng được một bảo tháp vàng cao 600 feet, nó cũng chỉ là một mặt khoảng đất trống không.

Phật Học Viện Chörig Lobling

Đây là viện Phật học của tu viện mà học sinh ở đây gồm có các thành phần tăng sĩ với tâm tính thuần khiết như vàng; các học giả với tâm thanh tịnh khi lắng nghe và tư duy những lời giảng dạy; những tăng sĩ tu cả đời chuyên tâm hành trì và an phận với những gì họ có mà không một chút tham cầu. Sự giáo dục của trường là những giáo trình có chất lượng cao nhất, học sinh mỗi năm một đông hơn và họ đến từ các tỉnh như Amdo, Central Tibet và Kham. Tuy nhiên, phòng ốc cũng như các thiết bị cơ sở vật chất cho học sinh dùng còn rất đơn sơ và nghèo nàn.

Tu viện có một trung tâm nhập thất dành riêng cho việc thực hành bộ pháp Vajrakila, đây là nơi mà các hành giả nhập thất hằng năm, mỗi người nhập thất trì tụng một triệu câu chú Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) và một triệu câu chú Vajrakila. Tu viện chúng tôi giữ một vài trò quan trọng trong việc truyền bá giáo lý Đại Viên Mãn của dòng truyền thừa, và do đó trong tương lai, tôi hy vọng sẽ thiết lập được một trung tâm nhập thất cao cấp cho các giai đoạn thực hành của dòng Đại Viên Mãn.

Ngày xưa Golog không có tu viện cho ni, và người dân ở đây rất coi thường phụ nữ ngay cả những phụ nữ đã xuất gia thọ giới. Trong quan điểm của tôi, tôi không hiểu lý do tại sao phụ nữ nói chung và ni sư nói riêng lại không được tôn trọng. Vì vậy, tôi đã cho thành lập một tu viện nữ đầu tiên tại Golog. Các ni sư ở đây tuân thủ giới luật rất nghiêm minh mà lại hết sức khiêm tốn, họ nghiêm giữ giới luật như thể đó là đôi mắt của họ. Trên nền tảng này, những cơ hội để nghiên cứu tu tập Phật Pháp và các lãnh vực khác của kiến thức ngày càng gia tăng.

Ngoài ra chúng tôi cũng có những phương án hoàn hảo để bảo tồn khu vực nguyên thủy riêng của Lama Sang trong tu viện. Đây là khu vực được dành riêng cho việc thực hành các bộ mật điển, thực hành các nghi lễ cúng dường và nhập thất hàng năm theo những lời giảng dạy của Ngài. Ngoài ra, chúng tôi cũng cho đào tạo những vị thấy cho các hành giả du già và thành lập các cơ sở để cho họ có nơi nghiên cứu Phật pháp cũng như các lẵnh vực khác của kiến thức.

Trường Hungkar Dorje

HungkarSchool

Vì thời thơ ấu tôi đã không được đi học cho nên tôi vẫn thấy một cái gì đó thiếu sót, tôi không thể nào an tâm được cho đến khi tôi có thể tạo được điều kiện để cho các em học sinh có cơ hội để học hành. Với mục đích giúp cho giới trẻ có một tương lai tươi sáng hơn, tôi đã làm việc suốt nhiều năm để tạo dựng lên một ngôi trường cho các em học sinh ngữ, học viết, và học nghề. Các giáo viên của trường là những người làm việc rất tận tâm và vô tư với tâm nguyện mang đến cho các em một sự giáo dục với chất lượng cao và đạt được những thành quả xuất sắc. Dần dần ngôi trường đã được khắp vùng Tây Tạng nhìn nhận như một trường gương mẩu tân thời đáng được ca ngợi và noi theo.

Xây dựng thật không phải là một điều để dàng chút nào trên quê hương tôi, một nơi trên độ cao, gió lạnh và đầy tuyết phủ. Đễ bảo quản những công trình đã được xây dựnng cũng đã là một điều khó khăn lắm rồi. Hungkar giving teaching Vào những ngày tháng lạnh nhất của mùa đông, một cái lạnh cắt da của của mùa đông trên cao độ cũng giống nhu một lưỡi dao sắt bén; người ta có thể thấy mặt đất bị hở ra và đá cũng bị cắt vở thành từng mảnh. Tuy nhiên, ở nơi nầy lại có những hình ảnh thật phi phàm, một trong những bảo tháp lớn nhất châu Á – bảo tháp Kanjong Charung Khashor (Bảo tháp Bodhanth của Xứ Tuyết). Có rất nhiêu yếu tố đòi hỏi rất cần thiết để có thể bảo quản những công trình này được tồn tại lâu dài.

Tâm Cầu Đạo Với Một Niềm Tin Bất Biến Như Kim Cương

The Unshakable Faith

Cái lạnh rét, tuyết, và gió là mối đe dọa lớn và còn làm suy yếu đi tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, với sức mạnh vĩ đại của nội tâm và một niêm tin không lay chuyển như kim cương nơi Phật pháp. Người ta đã không còn thấy khiếp sợ trước cái lạnh kia nữa. Rất khó mà thấu hiểu được lòng mộ đạo phi thường của họ đối với Pháp. Mặt đất thì biến thành một thứ hỗn hợp của nước đá sắt bén pha trộn với tuyết cùng với các cơn gió lạnh buốt thổi vào những trận bão tuyết. Thế nhưng người ta vẫn ngồi một cách ung dung tự tại giữa trời để mà nghe Pháp. Cái lạnh cắt da đó dần dần rồi cũng thấm vào trong cơ thể của họ làm cho toàn thân họ trở nên cứng và lạnh. Các khớp xương trong cơ thể của họ trở nên đau nhức vì đã nhiễm bệnh, thân của họ trở nên cong queo và tay chân của họ thì bị co quặp lại. Cuối cùng, là họ không còn có thể đi đứng một cách bình thường được nữa. Mặc dù vậy, họ vẫn không bao giờ thối chí bởi những gian khổ đó, trái lại họ cũng vẫn đến và ngồi giữa trời như vậy để nghe các buổi giảng Pháp. Có thể đây là đặc tính của người Tây Tạng nói chung và người Golog nói riêng.

Lòng Thương Xót

medicine

Thể theo truyền thống, vị Thầy dược sắp xếp để ngồi trên ngai trong một đại sảnh đường được trang hoàng bông hoa và nhiều màu sắc tráng lệ. Trong khi tôi thì có đầy đủ mọi tiện nghi và thoải mái, còn những đám người đông đúc ngoài kia đến đây để thọ nhận những buối thuyết giảng của tôi lại phải chịu đựng sự hành hạ của giá lanh và ngã bệnh. Làm sao mà có thể dững dưng làm ngơ được? Tôi đã từng thử qua nhiều phương thức để tìm cách giải quyết vấn đề nầy, và cuối cùng bây giờ tôi đã cho xây dựng được một giảng đường lớn đủ để có thể chứa được vài ngàn người đến tham dự nhập thất mùa đông.

Cả thế giới đều biết rằng Tây Tạng còn rất lạc hậu, những căn bản về tiêu chuẩn của cuộc sống con người vẫn còn rất thấp. Golog cũng vậy, hầu như không có một tiêu chuẩn nào cho cuộc sống. Đặc biệt, có một số người già cả chỉ với niềm tin nơi Phật Pháp mà họ đã đến sống ở xung quanh tu viện với mục đích để được thọ nhận giáo Pháp, đi kinh hành nhiễu tháp, mà họ không hề màng đến làm thế nào để có thể cung cấp cho sự sống của bản thân mình. Ngoài ra còn có cả vài trăm người già nua sống bên cạnh tu viện, họ hoàn toàn dâng hiến hết cuộc đời cho thực hành Đạo Pháp, thức ăn và quần áo họ chỉ có rất it. medicine

Học sinh cũng như các hành giả đến tu viện, không những chỉ là những ngươi sống xung quanh vùng, mà còn là những người đến từ khắp mọi nơi trên xứ Tây Tạng. Đây là một trung tâm của Pháp nên đã thu hút các hàng tăng, ni, người già cả, các hàng cư sĩ, và cả những người không có khả năng để tự nuôi mình. Khi ta nhìn thấy họ bị hành hạ bởi đói và lạnh, làm sao mà ta có thể dững dưng làm ngơ họ được? Làm sao mà ta có thể không nhìn họ bằng sự ân cần độ lượng? Do đó mỗi năm tôi đều phân phối thực phẩm và quần áo cho họ.

Vào thời Lama Sang còn trẻ, vùng này đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Khi mẫu thân ngài lâm bệnh, họ không có đầy đủ những phương tiện thích ứng để cung cấp cho Bà những dịch vụ thuốc men cần thiết và vì vậy mà Bà đã qua đời. Vì lý do đó Lama Sang đã giúp đỡ người đân ở đây bằng cách cung cấp thuốc men cho họ. Ngài còn hứa hẹn là sẽ phân phát thuốc men cho họ khi Ngài còn có thể, và mỗi năm Ngài đã cấp phát nhiều loại thuốc Tây Tạng khác nhau cho hàng ngàn người cần đến. Để noi theo gương Ngài về động lực và hành động, tôi tiếp tục mỗi năm các hoạt động tuyệt vời và đầy công đức này của việc cấp phát thuốc men cho nhiều người.

Nhập Thất Mùa Đông

Winter Retreat 2012

Tu viện có truyền thống độc đáo là truyền bá nhiều loại giáp Pháp khác nhau cho thành phần cư sĩ trong dân gian. Hằng năm vào mỗi mùa đông trong nhiều năm qua, Lama Sang cũng đã truyền giảng nhiều giáo Pháp khác nhau cho những ai có niềm tin nơi Phật pháp. Ngài cũng đã chỉ thị cho tôi rằng, tôi nên truyền giảng giáo Pháp cho người dân thuộc thành phần cư sĩ cũng như các tu sĩ xuất gia. Trong thời gian ba năm qua kể từ khi Lama Sang viên tịch, tôi liên tục ở lại Tây Tạng để đối mặt với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông trong suốt khoảng thời gian từ ba tháng đến một trăm ngày để truyền giảng giáo Pháp một cách chi tiết của các bộ luận như Lời Vàng Của Thầy Tôi, Hướng Dẫn Sáu Thân Trung Ấm, Nhập Bồ Tát Hạnh. Điều này đáp ứng được những khao khát sâu đậm trong tâm thức của hàng ngàn người và cũng là một hành vi thiện lành để mang lại lợi cho người khác. Tương tự như vậy, cũng cùng động lực thiện lành đó mà tôi đến nhiều nơi để giảng Pháp.

Bảo Tồn Truyền Thống Văn Hóa cổ Xưa

Tây Tạng có một lịch sử phong phú và một nền văn hóa có thể mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Đây là trách nhiệm của mỗi thế hệ kế tiếp để bảo tồn truyền thống cổ xưa của kiến ​​thức. Chúng tôi được thống nhất trong động cơ và hành động trong nhiệt tình bảo tồn và truyền bá nền văn hóa của chúng tôi. Do đó, tôi đã thành lập Gesar Shenpen Foundation, Trung tâm Nghiên cứu Mayul, và Trường Tây Tạng Giáo dục truyền thống và hiện đại.

Lời nói suông thì vẽ vời thế nào cũng được, nhưng để thực sự thực hiện một cái gì đó thì nó đòi hỏi cần phải có những phương án chi tiết và đầy đủ tài chánh mà nó cũng chình là nền tảng của các công trình. Tôi không phải là một người được thừa kế những tài sản đồ sộ được truyền hết đời nầy đến đời khác. Tôi không phải là một thương gia có thể làm tăng lợi nhuận của một đầu tư lên gấp mười hoặc gấp một trăm lần. Tôi không phải là một chính trị gia chuyên đi lừa đảo mọi người bằng cách lạm dụng Phật Pháp vào các sinh hoạt của thế tục. Tôi cũng không phải người lạm dụng vào địa vị và quyền lực của mình để làm giàu. Tôi chỉ là một người mà sức mạnh của biển cả đã đẩy tôi trôi giạt vào bờ không một manh áo. Tôi giống như một người hành khất, không hề có hứng thú trên thương trường. Đó là nghiệp của tôi, một người mong cầu bố thí từ một gia đình bị áp bức.

Nói Về Tôi

Các tài khoản của tôi có được không phải là từ cha mẹ của tôi để lại. Tôi đã không nhận được nó bằng những sự lừa đảo bất cứ ai, những gì tôi có là từ những bạn bè thân hữu đã cho tôi với thành tâm của họ. Tôi biết rằng thu nhập của họ kiếm được là bằng những giọt mồ hôi của sự làm việc mệt nhọc và bao trùm trong sự âu lo, mỗi một bước đi là mỗi sự khó khăn và nặng trĩu. Có ai không tham luyến với những gì họ đã kiếm được qua các sự nhọc nhằn đó? Tôi rất xao xuyến khi tôi nghĩ đến những công việc bằng sức lao động hoặc tinh thần để tạo nên những thu nhập đó. Tôi không phải là người không có tham cầu, hay dửng dưng trước của cải hay sự giàu có. Tôi cũng giống như một người hành khất, hạnh phúc khi được cho bất cứ điều gì. Tôi không phải là một người quí của, không dám dùng đến bất cứ điều gì đã tích lũy. Tôi không phải là người ích kỷ, chỉ biết dùng tài sản cho riêng bản thân mình. Trách nhiệm của tôi là dùng bất cứ những gì mà tôi nhận được để cúng dường và lo cho các hoạt đông từ thiện. Tôi không phải nói lên điều này để gây ấn tượng tốt với mọi người hay ca tụng bản thân mình, tôi chỉ dùng những lời lẽ trung thực để nói lên sự thật về bản thân mình.

Trách Nhiệm Của Tôi

Tu viện hiện nay có hơn 700 Tăng, Ni, và các hành giả Du Già, ba trăm em học sinh trong trường học và hơn ba trăm người già cả cần được chăm sóc. Tôi phải chăm sóc cho họ về cả vật chất lẫn tinh thần. Mỗi năm số lượng tăng, ni đến tu học tại tu viện càng đông hơn, đặc biệt hơn là số lượng học sinh của trường học cũng tăng theo. Ngoài ra còn có một số người dân có mối liên hệ chặt chẽ với tu viện qua niềm tin của họ. Trách nhiệm cá nhân của tôi là lo cho các hội đoàn, giáo dục, đời sống của những người trong tu viện cũng như những người có liên hệ.

Nếu các phẩm vật cúng dường được dâng cúng bởi những người với niềm tín của họ bị phí phạm hoặc được dùng bởi người khác sẽ tạo ra nghiệp lực rất xấu, như đã giảng dạy trong Kinh Bách Dụ và nhiều Kinh điển khác. Vì vậy, tôi đặt lên hàng đầu việc nhìn thấy một phẩm vật cúng dường được dùng vào đúng mụch đích của nó và không làm thất thoát hay lãng phí. Tôi nói lên đây những lời từ trái tim tôi, nếu có ai muốn hỗ trợ và giúp đỡ Tăng Đoàn thì trước tiên quí vị nên tìm cách để cho tôi biết. Quí vị, những người có niềm tin nơi tôi, ân cần và tử tế với tôi, cung cấp cho tôi nhiều tài vật cúng dường, là những người có ánh sáng của sự tốt lành trong trái tim, và rạng rỡ của lòng tốt trong tâm trí. Tôi bằng mọi giá cũng phải cho những người dân nghèo khó của quê hương tôi biết dược những điều này về quí vị, biết đến giá trị của những món quà đó, nhìn thấy nó, nhận được nó, và sẽ được lợi lạc bởi nó.

Ở đây, giữa những cơn gió lạnh của vùng đất cao nguyên đầy tuyết phủ, cảm giác ấm áp đầu tiên mà cơ thể và tâm trí của chúng tôi kinh nghiệm được đến từ cha mẹ của chúng tôi. Lòng hảo tâm của quí vị là một sự ấm áp cũng tương tự và sẽ luôn ngự trị mãi trong trái tim của chúng tôi.

Những khuôn mặt mỉm cười và những trái tim nhân hậu của quí vị được phản chiếu lên như từng lượn sóng trên mặt hồ trong vắt trong tâm trí của chúng tôi.


Viết bởi Hungkar Dorje tại Mỹ Quốc cho mọi người đọc
November 10th 2012.

English translation: Dr. Peter Alan Robert
Vietnamese Translation: Mai Xuân Nguyễn

Rinpoche viết bài này trong những ngày giảng Pháp Kim Cang Tát Đỏa năm 2012 tại San Jose trong những lúc chờ đợi các thông dịch viện dịch. (Chú thích của webmaster)

Tibet Clock:

Hungkar Rinpoche

News

Lịch Thực Hành qua Zoom

Giờ Seattle

Xuất 1: 5:45 AM - 7:00 AM (US) Vajrapani

Xuất 3: 8:00 PM - 9:30 PM (US) Vajrapani

Thursday and Sunday (US)

Xuất 2: 5:00 PM - 6:30 PM (Seattle) Vajrasattva Purification


Giờ Vietnam

Xuất 1: 7:45 PM - 9:00 PM (Vietnam) Vajrapani

Xuất 3: 10:00 AM - 11:30 PM (Vietnam) Vajrapani

FRIDAY and Monday (Vietnam)

Xuất 2: 8:00 AM - 9:30 AM (Vietnam) Vajrasattva Purification


Bấm vô đây để vô Zoom

Meeting ID: 818 9741 3200
Passcode: letmein